(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Sự cố Fukushima trở thành trung tâm của đổi mới về năng lượng

Thứ năm - 23/06/2016 20:16 - Đã xem: 14808
Thảm họa động đất và sóng thần ở miền Đông Nhật Bản vào ngày 11 tháng Ba năm 2011 đã phá hỏng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, làm thay đổi đáng kể chiến lược dài hạn của quốc gia này về năng lượng và có thể ở cả các quốc gia khác.
Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng xây dựng một kế hoạch cơ bản để hồi phục và thành lập một trung tâm nghiên cứu năng lượng tái tạo ở tỉnh Fukushima, cùng kế hoạch xây dựng các ngành công nghiệp liên quan.
Kế hoạch năng lượng cơ bản được ban hành vào năm 2014 bao gồm việc giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân đến mức thấp nhất có thể thông qua việc tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo tồn năng lượng và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Các chính sách của tỉnh Fukushima đã có nhiều thay đổi. Từ thảm họa năm 2011, tầm nhìn của tỉnh được xác định quyết tâm trở thành địa phương đầu tiên sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040.
Trong lịch sử, tỉnh Fukushima đã sản xuất thủy điện từ nguồn nước phong phú để truyền tải đến thủ đô Tokyo. Hơn nữa, phía đông tỉnh là vùng Hamadori với nguồn ánh sáng mặt trời phong phú là nơi lý tưởng cho sản xuất điện mặt trời và vùng trung tâm của tỉnh này lại phù hợp cho sản xuất điện từ gió. Ở các quận cũng rất phong phú về nguồn năng lượng tái tạo như địa nhiệt và năng lượng sinh khối (biomass). Thực vậy, năm 2009, tỷ lệ năng lượng tái tạo sử dụng ở tỉnh này đã đạt 20%. Và mục tiêu hiện nay là nâng tỷ lệ này lên 100% vào năm 2040. Với khoảng 2.000 MW từ năng lượng mặt trời, 4.000 MW đến từ năng lượng gió, 230.000 kW đến từ năng lượng địa nhiệt và 500.000 kW đến từ biomass.

Trong nhiều biện pháp hỗ trợ năng lượng tái tạo quan trọng thì không thể bỏ qua chính sách “feed-in-tariff” (FIT). Chính sách FIT là một cơ chế chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giá bán điện được tính toán để nhà đầu tư thanh toán đủ chi phí đầu tư, có lãi vừa phải và giá này được giữ cố định trong 20 năm. Ở tỉnh Fukushima thì nguồn năng lượng mặt trời đến từ hộ gia đình (ít hơn 10 kW) và không phải hộ gia đình (hơn 10 kW) đã tăng mạnh trong năm 2012 sau khi áp dụng chương trình giá mua điện theo FIT để đạt được sản lượng 200 MW vào năm 2013. Và năm ngoái, đã tăng lên là 590 MW. Tất nhiên, hiện vẫn còn nhiều vấn đề mà Nhật Bản phải giải quyết, trong đó có năng lực của hệ thống truyền tải điện vì năng lượng mặt trời hiện nay đã vượt qua khả năng truyền tải của hệ thống này. Chương trình hỗ trợ xây dựng hệ thống truyền tải điện đã được đưa ra, nhưng một giải pháp tổng thể gần như chưa đạt được.

Một vấn đề khác đối với tỉnh Fukushima là năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt vẫn còn ít khi so với năng lượng mặt trời, và năng lượng gió vẫn còn thấp hơn 16 MW. Một chương trình thử nghiệm với năng lượng gió đã được triển khai ở bờ biển Iwaki, nhưng hoạt động cho thương mại vẫn chưa được bắt đầu. Năng lượng gió sẽ là chìa khóa cho tỉnh này đạt được mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Tương lai của năng lượng tái tạo

Để tỉnh Fukushima trở thành người tiên phong cho năng lượng tái tạo ở Nhật Bản thì công nghệ cốt lõi là điều cần thiết. Trên cơ sở kế hoạch tái thiết về năng lượng của chính phủ, một viện nghiên cứu có tên Viện nghiên cứu năng lượng tái tạo Fukushima đã được thành lập. Viện nghiên cứu Fukushima có hai nhiệm vụ chính. Đầu tiên là nghiên cứu về các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và một nhiệm vụ khác là thiết lập ngành công nghiệp và xây dựng lại những vùng bị ảnh hưởng của thảm họa. Nhiệm vụ thứ nhất sẽ được thực hiện trong trung hạn và dài hạn thì nhiệm vụ thứ hai sẽ được thực hiện trong phát triển các công nghệ ngắn hạn.

Nay viện Fukushima đang hoạt động dựa trên sáu yếu tố chính:
- Nghiên cứu và xác định việc tích hợp mở rộng đối với các nguồn năng lượng tái tạo;
- Sản xuất và ứng dụng cộng nghệ thủy điện;
- Áp dụng công nghệ mới cho năng lượng gió;
- Mô-đun hóa hiệu năng cao cho pin mặt trời dẻo;
- Nghiên cứu công nghệ hiệu quả và bền vững sử dụng cho nguồn năng lượng địa nhiệt;
- Đánh giá tiềm năng hệ thống năng lượng địa nhiệt và tối ưu hóa công nghệ này.
Sau khi được phát triển, các công nghệ này sẽ được xác thực ở viện Fukushima và những nới khác để đẩy nhanh quá trình thương mại hóa. Trong quá trình xác thực, công nghệ cho tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được kiểm nghiệm trên quy mô lớn sát với thực tế như sử dụng gió, mặt trời, thủy điện và mạng lưới điện. Những mô hình như trên rất ít có trên thế giới và sẽ thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Quá trình hợp tác nghiên cứu quốc tế cũng đã được thiết lập với các viện nghiên cứu khác như Phòng thí nghiệm năng lưới tái tạo quốc gia của Mỹ, Trung tâm nghiên cứu năng lượng của Hà Lan, Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học khối thịnh vượng chung của Úc hay Viện nghiên cứ năng lượng mặt trời Fraunhofer của Đức.

Một trong những trung tâm kiểm nghiệm lớn sẽ được thực hiện vào cuối năm nay với đổi tần quy mô lớn. Trong quá khứ, hệ thống biến tần quy mô lớn chỉ được kiểm nghiệm ở nước ngoài và có thể được thực hiện ở Nhật Bản để giúp hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp của Nhật Bản. Các hệ thống biến tần với nhiều chức năng sẽ giúp hài hòa và ổn định trong tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào điện lưới và hy vọng những mô hình này sẽ hiệu quả để phát triển các chức năng mới.

Một thách thức khác đến từ kết nối nguồn năng lượng tái tạo với điện lưới là lưu trữ điện năng. Tại viện nghiên cứu Fukushima, công nghệ cho thủy điện đang được phát triển theo hướng thủy điện hữu cơ. Phương pháp này sử dụng lưu trữ năng lượng thủy điện tại nhiệt độ bình thường và áp suất bình thường trong một chu kỳ dài hơn.

Hỗ trợ trồng trọt

Sẽ không dễ dàng cho tỉnh Fukushima nếu không tích lũy được các công nghệ nền tảng. Cuối cùng, vào năm 2014, viện nghiên cứu Fukushima đã ra chương trình Hỗ trợ trồng trọt cho các doanh nghiệp ở các vùng thảm họa. Chương trình này hỗ trợ cho trồng bất kỳ ngũ cốc nào, thậm chí đến từ các doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đánh giá hay kiểm tra các giống cây trồng hoặc cung cấp công nghệ cao cho hỗ trợ tạo ra ngành công nghiệp mới. Đến hôm nay, hỗ trợ này đã cung cấp 63 đề xuất và một số đã được thương mại hóa. Tổ chức này cũng mời sự tham gia của nguồn nhân lực bằng cách mời các sinh viên đến từ các trường đại học ở địa phương và phân phối các giảng viên đại học.

Bằng cách này, viện nghiên cứu Fukushima đã thúc đẩy sự phát triển về ngắn hạn và cả dài hạn và đang thu được các thành quả một cách ổn định.
Cho dù không thể tính toán hết những thiệt hại cho một sự kiện thiên tai chưa từng có cho đến nay, Nhật Bản đã đoàn kết và bắt đầu công cuộc tái thiết. Biểu đồ về năng lượng mới không thể thực hiện được nếu chỉ được thực hiện bởi chính phủ hay chỉ bởi các nhà nghiên cứu hay chỉ bằng giới doanh nghiệp. Tầm nhìn 100% sử dụng năng lượng tái tạo của tỉnh Fukushima chỉ được thực hiện bằng sự đoàn kết và cùng chung tay làm việc. Có hay không việc tỉnh Fukushima thúc đẩy được ngành công nghiệp mới sẽ là sự kiểm nghiệm thực sự cho sự tái thiết của tỉnh này.
 

Nguồn tin: nhandan.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không