(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Bão Noru đổ bộ Quảng Nam - Đà Nẵng

Thứ tư - 28/09/2022 16:17 - Đã xem: 1588
7h ngày 28/9, tâm bão đang ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi với sức gió giảm còn 117 km/h (cấp 11), hàng loạt cây xanh bị gãy đổ, nhà bị giật tung mái.

8h30: Bão suy yếu còn cấp 8

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, tâm bão đang trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, sức gió mạnh nhất còn cấp 8 (62-74 km/h), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong vài giờ tới, bão chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là áp thấp trên Thái Lan.

 Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Noru lúc 7h sáng 28/9.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Noru lúc 7h sáng 28/9. (Ảnh: NCHMF)

Vùng biển từ Quảng Bình đến Phú Yên (gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh.

Trên đất liền, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Hôm nay, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum mưa rất to 100-150 mm, có nơi trên 200 mm; Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai mưa 40-80 mm, có nơi trên 120 mm.

Hôm nay và ngày mai, Bắc Trung Bộ mưa 100-250 mm, có nơi trên 300 mm; vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 180 mm.

8h20: Nhiều mái tôn dạt xuống đường TP Đà Nẵng

Đường Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, mái tôn bay rớt xuống đường. Khung gôn bóng dưới bãi tắm Mân Thái bị sóng biển đẩy lên đường.
 


Ảnh: Nguyễn Đông

8h10: Phố cổ Hội An ngổn ngang cây đổ

Tại phố cổ Hội An, nhiều cây cổ thụ bị phạt băng mất ngọn, đè lên đường dây điện, viễn thông. Một số cây nhỏ mới trồng bị bật gốc, chắn ngang đường.

Đường phố vẫn vắng vẻ, người dân sau một đêm trú ẩn tránh bão chưa trở lại nhà.


Ảnh: Ngọc Thành

8h00:  Thừa Thiên Huế: Nhiều nhà ven biển tốc mái

Ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, nhiều ngôi nhà lợp tôn bị gió bão lột trơ vỉ kèo; nhà lợp mái ngói bị thổi bay ngói.


Ảnh: Võ Thạnh

7h30: Huế lo ngại triều cường

Nằm ở rìa tâm bão, TP Huế và một số vùng ven biển mưa gió đan xen, lúc to lúc nhỏ, cây cối bị đổ gãy song số lượng không nhiều. Công an, bộ đội đã đi tuần tra các tuyến đường, chỗ nào xuất hiện cây đổ thì gọi lực lượng đến hỗ trợ cắt tỉa.

 Lực lượng chức năng dọn dẹp cây đổ ở TP Huế.
Lực lượng chức năng dọn dẹp cây đổ ở TP Huế. (Ảnh: Võ Thạnh).

 

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế, nói hoàn lưu bão dự báo đến 10h mới kết thúc. Lo ngại của địa phương hiện nay là tại các vùng cửa biển, xung yếu ở Thuận An, Tư Hiền dễ bị ngập, chia cắt khi mưa lớn. Một số nơi gần với phá Tam Giang Cầu Hai triều cường đang tràn qua các đập vào phía trong.

Hiện Phó thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác đang về kiểm tra tại thị trấn Thuận An (TP Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang).

Khu vực cầu Nước Ngọt, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, cây trồng khoảng 10 tuổi bị giật đổ.
Khu vực cầu Nước Ngọt, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, cây trồng khoảng 10 tuổi bị giật đổ. (Ảnh: Võ Thạnh).

7h15: Nhiều đường ở Kon Tum bị chia cắt

Sáng sớm nay, địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu có mưa lớn. Nhiều đường bêtông liên xã ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum bị chia cắt do nước lũ. Một số nơi bị sạt lở, cây cối ngã rạp khiến người dân không thể đi lại.

 Lực lượng chức năng phong toả một đoạn đường do nước lũ chia cắt, sáng 28/9.
Lực lượng chức năng phong toả một đoạn đường do nước lũ chia cắt, sáng 28/9. (Ảnh: Trần Hoá).

 

 Mưa lớn gây sạt lở nhiều khu vực ở huyện Tu Mơ Rông.
Mưa lớn gây sạt lở nhiều khu vực ở huyện Tu Mơ Rông. (Ảnh: Trần Hoá).

7h00: Người dân Quảng Ngãi đi tránh bão trở về nhà

Dự báo ban đầu là tâm bão, song 28/9 bão Noru đã đi chệch sáng hướng Quảng Nam, Đà Nẵng nên Quảng Ngãi ít bị ảnh hưởng. Sáng nay, khoảng 1.500 người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn đi tránh bão được trở về nhà. Họ cũng vui mừng khi nhận được thông báo khu vực nhà cửa nằm ven biển không thiệt hại nhiều. Trước đó kế hoạch của tỉnh di dời 10.000 hộ dân tránh bão.

Người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn trở về nhà, sáng 28/9.
Người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn trở về nhà, sáng 28/9. (Ảnh: Phạm Linh)

7h00: Đường phố Đà Nẵng ngổn ngang

Hàng loạt barie, cây xanh bị gió quật ngã, đổ khiến đường phố Đà Nẵng sáng nay ngổn ngang.

 Cây ngã trên đường Lý Tự Trọng, đoạn giao Bạch Đằng ven sông Hàn, sáng 28/9.
Cây ngã trên đường Lý Tự Trọng, đoạn giao Bạch Đằng ven sông Hàn, sáng 28/9. (Ảnh: Nguyễn Đông).

 

Dãy rào chắn ở bến du thuyền trên đường Bạch Đằng đổ rạp.
Dãy rào chắn ở bến du thuyền trên đường Bạch Đằng đổ rạp. (Ảnh: Nguyễn Đông).

6h30: Thành phố Tam Kỳ tan hoang trong bão

Trụ điện ở TP Tam Kỳ bị gió quật gãy.
Trụ điện ở TP Tam Kỳ bị gió quật gãy. (Ảnh: Đắc Thành).

6h15

Trên tuyến Quốc lộ 24 Quảng Ngãi, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh đang cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng để phương tiện và người dân lưu thông sau bão an toàn. Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo công an các tỉnh mở đường cho phương tiện lưu thông trở lại lúc 6h30. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ điều tiết phương tiện di chuyển nhiều đợt, sau 15 phút cho một lượt xe đi để kéo giãn luồng phương tiện từ các hướng ồ ạt dồn về trung tâm, tránh gây xung đột, ùn tắc.

Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng. Ảnh: CSGT

6h10: Đường phố Hội An ngập, cây đổ

6h00: Hơn 40 hộ ở Huế vẫn bị cô lập

Khu vực các xã ven biển ở Thừa Thiên Huế có gió giật liên hồi kèm mưa lớn. Khu vực cửa biển Thuận An sóng cao. Hơn 40 hộ dân ở xóm Hương Giang vẫn đang bị cô lập do thủy triều dâng cao.

5h40: Kiến nghị cho học sinh nghỉ học ngày 28/9

Ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Khí tượng Thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết khoảng 4h sáng nay tâm bão đi vào đất liền khu vực giữa Quảng Nam và Đà Nẵng đã giảm cấp còn 11-12. Mạnh nhất là Cù Lao Chàm ghi nhận là cấp 14. Hiện nay, trên đất liền, đặc biệt là Quảng Nam đã quan sát được gió cấp 9, giật cấp 12.

Khi bão đổ bộ đất liền, phạm vi gió giật dần thu hẹp lại, đi lên phía Bắc Quảng Nam và xuôi về phía Đà Nẵng, đi lên hướng Kon Tum và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hiện nay vùng ven biển Quảng Nam ghi nhận gió mạnh nhất là cấp 9, giật cấp 12.

Đến 5h30, vùng này chỉ còn gió cấp 6, giật cấp 7 và sẽ duy trì đến khoảng 8-9h sáng, sau đó giảm dần. Đến khoảng 12h, Quảng Nam và Đà Nẵng mới giảm gió lớn ven biển. Khi lên Tây Nguyên không còn gió mạnh mà chỉ còn gió giật. Lượng mưa cũng giảm, còn 100 đến 150mm.

Dù vậy, cơ quan chức năng vẫn kiến nghị tiếp tục cho học sinh nghỉ học trong hôm nay; đồng thời chưa cho ngư dân ra khơi đánh cá vì sóng biển còn lớn; khu vực miền núi cần đề phòng lũ quét, sạt lở núi.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, dù bão đã suy yếu nhưng người dân không nên chủ quan vì thực tế đã từng phải trả giá, nhiều người không tử nạn trong bão mà trong lũ. Ông cùng đồng tình chưa vội cho học sinh đi học. Nhà trường nên kiểm tra lại phòng ốc, cơ sở vật chất. Các địa phương tiếp tục theo dõi tình hình bão lũ, không chủ quan, lơ là. Trong lúc trời yên biển lặng, các địa phương cần nhanh chóng đi kiểm tra những khu vực xác định nguy cơ, như Đà Nẵng phải kiểm tra 60 ngư dân quyết ở lại trên tàu đêm qua.


Nguồn tin: khoahoc.tv
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không