(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

KHÍ THẢI CO2 ĐƯỢC CẢNH BÁO CHẠM NGƯỠNG CAO NHẤT TRONG 3 TRIỆU NĂM

Thứ sáu - 03/11/2017 00:18 - Đã xem: 3622

Những kỷ lục liên tục bị phá vỡ, và con người tất nhiên chẳng thể vui về điều đó. Lượng khí thải CO2 đã chạm ngưỡng rất cao rồi. Theo một nghiên cứu mới đây từ Liên Hợp Quốc, nồng độ carbon dioxide (CO2) có trong khí quyển đã chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 3 triệu năm qua.

Năm 2015, mật độ CO2 trung bình đã đạt 400 ppm (400 phần triệu, 1% = 10.000 ppm). Năm 2016, do tác động từ El Nino và hoạt động công nghiệp của con người, con số đã lên tới 403,3 ppm.

Môi trường ô nhiễm do khí thải công nghiệp

Có thể bạn khó có thể chấp nhận được sự thật môi trường đang bị ô nhiễm theo từng ngày nhưng sự thật ngay từng giây lượng khí thải công nghiệp đã là một tác động lớn tới môi trường. Erik Solheim, giám đốc Môi trường Liên Hợp Quốc (UN) cho biết "Số liệu không biết nói dối".

 

"Chúng ta đã thải ra quá nhiều khí, và điều này cần phải thay đổi. Những năm gần đây chứng kiến sự gia tăng của các nhiên liệu có thể phục hồi, nhưng chúng ta đẩy mạnh gấp 2 lần quá trình ấy. Cần đảm bảo rằng các thiết bị dùng ít carbon phải phát triển."

 

Theo WMO (Tổ chức khí tượng thế giới), hiện tại nồng độ CO2 tương đương với 145% so với năm 1750 - thời đại cách mạng công nghiệp. Cùng với đó, khí methane và NO đang ở mức lần lượt là 257% và 122%. Vậy những hoạt động bảo vệ môi trường có thực sự hiệu quả khi chúng ta đưa thế giới quay lại thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp đang bùng nổ. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người.

"Chúng ta biết rằng khi biến đổi khí hậu gia tăng, khả năng làm giảm được lượng khí thải của đất đai và đại dương sẽ suy yếu. Vẫn còn thời gian để kiểm soát điều đó, nhưng nếu đợi quá lâu, loài người sẽ có tấm vé một chiều đến tương lai, nơi mọi hậu quả không thể đảo ngược được nữa."

 

Tương lai sẽ trở lên tồi tệ

 

Nhưng cũng may, con người đã nhận ra được hậu quả mà mình đã tác động tới môi trường và đang từng bước ngăn cản tương lai ấy. Tại Trung Quốc, các nhà chức trách đã đóng cửa hơn 40% nhà máy, nhằm giảm lượng khí thải ra môi trường. Hà Lan thậm chí đã lên kế hoạch "khai tử" mọi thiết bị dùng nhiên liệu làm than đá trong thập kỷ kế tiếp.

Thành phố Oxford của Anh Quốc đang hướng đến mục tiêu là thành phố đầu tiên trên thế giới không có khí thải vào năm 2035. Australia thì đang chuẩn bị hoàn thành nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng con người vẫn đang làm hết sức mình để bảo vệ tương lai của Trái đất. Chúng ta cũng vậy, hãy thay đổi ngay trong những việc làm hàng ngày. Dù chỉ đem lại tác động nhỏ, nhưng nếu tất cả cùng làm, mọi chuyện đều có thể xảy ra.

 

Nguồn tin: solargurus.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không