(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Tại sao phải tiết kiệm năng lượng?

Thứ hai - 01/04/2024 23:08 - Đã xem: 1177
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi các nguồn tài nguyên than, dầu, khí đang dần cạn kiệt. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp thiết thực, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế gắn với sản xuất xanh và bảo vệ môi trường. 

Qua các đánh giá của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chuyên gia, trong năm 2024, công tác bảo đảm điện vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở khu vực miền Bắc.
 
Như vậy, dù là mục tiêu lâu dài là để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, hay mục tiêu trước mắt là ổn định kinh tế, đảm bảo điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. 
 
Tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn như: Tiết kiệm chi phí tiền điện của người dân và DN, giúp ngành điện vận hành hệ thống hiệu quả. 
 
Chi phí tiết kiệm năng lượng chỉ bằng ¼ so với sản xuất và truyền tải
 
Ngành năng lượng đang đối mặt đồng thời hai thách thức lớn đó là đảm bảo cung cấp an toàn điện với giá hợp lý để người dân và doanh nghiệp có thể đáp ứng, vừa phải thực hiện chuyển  dịch năng lượng với cam kết trung hoà cacbon vào năm 2050. Như vậy áp lực về hạ tầng và tài chính cho ngành điện trong thời gian tới là rất lớn.
 
Quy mô của hệ thống điện trong 10 năm tới sẽ tăng gấp đôi do vậy tiết kiệm năng lượng có vai trò rất quan trọng cần đặt ra như vấn đề cấp bách để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm áp lực cung cấp điện của ngành điện.
Tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn như: Tiết kiệm chi phí tiền điện của người dân và doanh nghiệp, giúp ngành điện vận hành hệ thống hiệu quả. 
 

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: giải pháp tiết kiệm năng lượng có chi phí thấp nhất chỉ bằng 1/4 chi phí xây dựng các nguồn phát mới
 
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết “Chi phí để thực hiện các giải pháp tiết kiệm 1kW công suất rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để sản xuất và truyền tải 1kW công suất điện tới người tiêu dùng cuối cùng, chỉ vào khoảng 20-25% chi phí. Như vậy là các giải pháp tiết kiệm năng lượng là các giải pháp có chi phí thấp nhất chỉ bằng 1/4 chi phí xây dựng các nguồn phát mới”.  
 
Với nghiên cứu của WB, nếu Việt Nam thực hiện toàn diện các giải pháp pháp tiết kiệm năng lượng có thể tránh không phải xây dựng khoảng 12GW các nguồn phát mới.
 
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng rất lớn
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hội đồng khoa học Tạp chí năng lượng Việt Nam nhận định: Nếu sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả hơn 1% so với kế hoạch dự kiến, Việt Nam đã có thể tiết kiệm thêm được khoảng 2 tỷ kWh trong năm 2024. 
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở nước ta vẫn còn rất lớn, đặc biệt là tại những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.Các ngành công nghiệp của Việt Nam đang chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc và tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới khoảng 35%.
 

Nếu các doanh nghiệp trọng điểm thực hành để tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm,  bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền điện tiết kiệm được hơn 3.200 tỷ đồng.
 
Trên cơ sở "Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021" được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE hoặc 6 triệu kWh điện/năm trở lên hiện cả nước có 3.068 cơ sở. Đây hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp này có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các doanh nghiệp này thực hành để tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm (theo Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 của Thủ tướng Chính phủ) thì bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền điện tiết kiệm được hơn 3.200 tỷ đồng.
 
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị yêu cầu trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ.
 
Tuy nhiên, thực trang sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí, cường độ sử dụng năng lượng trên GDP của nước ta rất cao so với bình quân trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu thế sử dụng nhiều tài nguyên đặc biệt là năng lượng. Do đó, cần chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí và cần cải thiện hơn chất lượng sử dụng năng lượng, hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn. Điển hình như các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng như thép, xi măng… cần áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng, điều này không những giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất mà còn làm nhẹ áp lực cung cấp năng lượng của hệ thống điện.
 
Theo nghiên cứu sơ bộ của WB, chỉ cần áp dụng các biện pháp hợp lý hoá quy trình sản xuất; thay thế, cải tạo, nâng cấp các thiết bị cũ, sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao… là đã có thể tiết kiệm từ 15-30% nguồn năng lượng hiện hữu tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất. Nếu đầu tư công nghệ đồng bộ, tiêu tốn ít điện năng thì khả năng tiết kiệm năng lượng còn cao hơn nhiều.
 
Còn phía hộ gia đình tiêu dùng điện sinh hoạt, dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình còn nhiều, theo tính toán của EVN vẫn còn khoảng từ 15-30%. 
 
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sử dụng năng lượng chưa hiệu quả trong hộ gia đình. Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam  nhận định: Thứ nhất, là hiểu biết về các lợi ích của sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm của người dân chưa cao.Thứ hai, chi phí cho thay thế các thiết bị điện có hiệu suất cao thường có giá thành cao hơn so với thiết bị có hiệu suất thấp… dẫn tới nhiều hộ gia đình không đầu tư, lựa chọn các thiết bị có hiệu suất cao. Đơn cử, điều hòa có biến tần có thể tiết kiệm hơn loại điều hòa không biến tần tới 30%, tuy nhiên giá có thể cao hơn từ 1-2 triệu đồng. Thứ ba, các quy định pháp luật chỉ khuyến khích đối tượng khách hàng dân dụng sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, không có chế tài xử phạt đối với các hành vi không sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
 
Ngày 8/6/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ.

Tác giả bài viết: Trần Linh
Nguồn tin: tietkiemnangluong.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không